Triệu chứng đi ngoài ra máu là bệnh gì?

Điểm trung bình: 4.3/5
Bài viết có ích: 884 lượt bình chọn

Đi ngoài ra máu là bệnh gì? là thắc mắc chung của rất nhiều người, khi mà tỷ lệ số người có triệu chứng này ngày càng tăng. Đây không chỉ đơn thuần là dấu hiệu sinh lý bình thường mà là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy, đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Bài viết sau đây, các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin cần thiết về vấn đề này.

Triệu chứng đi ngoài ra máu là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu là hiện tượng rất phổ biến vùng hậu môn – trực tràng. Nguyên nhân gây ra có thể do người bệnh ăn nhiều thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều phẩm màu đỏ. Tuy nhiên, phần lớn triệu chứng này đều là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy, đi ngoài ra máu là bệnh gì? chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây:

  • Ung thư trực tràng: Đây là bệnh lý nguy hiểm nhất vùng hậu môn – trực tràng. Người bệnh sẽ có một số triệu chứng sớm như: Táo bón, đi ngoài phân nhỏ, phân lẫn máu, chán ăn, co thắt dạ dày, mệt mỏi, sút cân, nôn mửa... Nếu không phát hiện ra bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, ung thư trực tràng sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.
  • Bệnh trĩ: Nếu người bệnh để ý sẽ thấy máu dính trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân, về sau máu có thể chảy ra thành từng giọt hoặc phun thành tia. Ngoài ra, mắc bệnh này người bệnh còn thường cảm thấy đau hậu môn, ngứa ngáy, xuất hiện búi trĩ...
  • Nứt kẽ hậu môn: Người bệnh mắc bệnh này thường xuyên cảm thấy đau rát hậu môn, đi ngoài chảy nhiều máu tươi, hậu môn xuất hiện vết nứt, rách dài khoảng 1 cm.
  • Polyp trực tràng: Đi ngoài ra máu là triệu chứng duy nhất của bệnh lý này, số lượng máu chảy ra nhiều. Theo thống kê, có khoảng 90% ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp.
  • Táo bón: Khi bị táo bón, phân người bệnh khô, cứng, rất khó khăn khi đi qua hậu môn. Người bệnh thường có xu hướng rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, khiến hậu môn bị tổn thương, chảy máu.
  • Viêm đại trực tràng: Viêm loét đại trực tràng cũng biểu hiện bằng chứng đại tiện ra máu, nhưng lượng máu không nhiều. Lúc mới bị bệnh, người bệnh thường cảm thấy mót rặn, đi ngoài tiêu chảy nhiều lần, phân lẫn chất nhầy và máu...

Hi vọng nhưng thông tin trên các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cung cấp sẽ giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? để có phương hướng điều trị kịp thời.

 

Đi ngoài ra máu tươi chữa trị như thế nào?

Người bệnh ngay khi phát hiện mình có triệu chứng đi ngoài ra máu tươi thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh lý đang mắc phải cũng như mức độ bệnh để có phương hướng điều trị hiệu quả.

  • Chữa đi ngoài ra máu tươi bằng thuốc: Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc tây y và đông y có tác dụng cầm máu, nhuận tràng... Tuy nhiên, việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp ngoại khoa: Hiện nay, tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT trong việc điều trị các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng, chấm dứt chứng đi ngoài ra máu. HCPT lợi dụng nguyên lý sản sinh ra nhiệt của các ion mang điện tích để làm đông và thắt nút mạch máu, không làm tổn thương đến các tổ chức xung quanh, ít biến chứng, tránh tái phát...
  • Người bệnh nên thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

>>xem thêm: Bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi có chữa được không?

Trên đây là những tư vấn của các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng về vấn đề “Triệu chứng đi ngoài ra máu là bệnh gì?”. Nếu bạn còn có những thắc mắc gì về đại tiện ra máu hay muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sĩ của chúng tôi, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn chi tiết.

Bài viết được tham khảo bới website : bacsiphukhoa.webflow.io