Những thông tin cần biết về áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

Điểm trung bình: 4.4/5
Bài viết có ích: 801 lượt bình chọn

Trẻ sơ sinh là đối tượng mắc bệnh áp xe hậu môn chiếm tỷ lệ khá cao, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và sức khỏe của trẻ. Vậy áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì? Bạn đọc hãy tham khảo một số thông tin trong bài viết sau.

Tại sao trẻ sơ sinh bị áp xe hậu môn?    

Áp xe hậu môn là một khối sưng, đau và mưng mủ nằm ở vùng quanh hậu môn. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh từ 10 ngày tuổi đến 5 tuổi.

Bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh hình thành do các nguyên nhân như:

  • Do bẩm sinh: Bẩm sinh là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ sơ sinh bị áp xe hậu môn do sự nhiễm trùng từ những xoang tuyến bẩm sinh trong hậu môn. Khi các xoang tuyến đó bị nhiễm trùng sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn, ứ đọng phân, tạo ra các ổ áp xe hậu môn.
  • Do nhiễm trùng: Khi trẻ bị nhiễm trùng nông ở da hậu môn, các vi khuẩn như tụ cầu, vi khuẩn đường ruột gram âm sẽ xâm nhập vào tế bào da hậu môn gây nên bệnh áp xe hậu môn ở trẻ. Hầu hết, các loại nhiễm trùng này gây ra các dạng áp xe như: Áp xe mủ da hậu môn, tuyến bã cạnh áp xe, áp xe xoang mông…

 

Biểu hiện của bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh

Để nhận biết được bệnh áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh nhanh nhất, cha mẹ nên dựa vào một số biểu hiện bệnh như:

  • Hậu môn xuất hiện nhọt, sưng tấy, căng mọng và chảy mủ. Vùng da quanh hậu môn nóng và đỏ hơn những vùng da khác. Trẻ đau nhiều khi đi vệ sinh, ngồi hoặc nằm.
  • Trẻ bị sốt 39 - 40 độ, quấy khóc nhiều, lười ăn và nôn mửa.
  • Trẻ đi són phân 8 - 15 lần trong ngày.

>>Xem thêm: Không nên chủ quan trước dấu hiệu áp xe hậu môn

 

Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh phải làm sao?

Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng khuyên bạn: Khi thấy bất kì biểu hiện nào của bệnh ở trẻ nhỏ, cha mệ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm vấn, làm xét nghiệm kiểm tra, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đưa ra cách chữa trị hiệu quả nhất. Cha mẹ không nên chủ quan trước những biểu hiện bệnh của trẻ bởi nó có thể sẽ biến chứng nặng hơn, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.

Nếu trẻ mắc bệnh áp xe hậu môn thì sức khỏe của trẻ sẽ yếu hơn, cho nên cha mẹ cũng nên thay đổi lại cách chăm sóc trẻ như:

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho trẻ, nhất là sau khi trẻ đại tiện. Cha mẹ nên sử dụng nước ấm để rửa rồi dùng khăn mềm lau khô hậu môn trẻ. Sau đó, sử dụng một miếng băng gạc băng lên vùng bệnh để tránh những viêm nhiễm không đáng có cho trẻ.
  • Đối với trẻ dùng sữa mẹ, các mẹ cần lưu ý tới chế độ ăn uống của mình để không ảnh hưởng đến trẻ. Các mẹ nên ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin để nguồn sữa mát giúp vết thương của trẻ nhanh lành miệng. Đối với trẻ uống sữa ngoài, các mẹ nên chọn những loại sữa có hàm lượng chất xơ và vitamin cao để tăng cường sức đề kháng cho trẻ cũng như hạn chế sự phát triển của bệnh.
  • Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng, chất liệu mềm mại, cotton, thoáng mát và thường xuyên thay quần áo để giữ vệ sinh cũng như tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho trẻ.

>>Xem thêm: Điều trị áp xe hậu môn bằng phương pháp nào tốt nhất?

Hy vọng những thông tin về áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh mà các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ ở trên giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về bệnh hãy gọi ngay đến số điện thoại 0243.9656.999 để được các chuyên gia hậu môn – trực tràng tư vấn chi tiết.(TR)

Bài viết được tham khảo bới website : bacsiphukhoa.webflow.io