Chào bác sĩ! Bác sĩ cho cháu hỏi biến chứng đại tiện khó là gì? Dạo gần đây, em thấy mình đi đại tiện rất khó khăn, bụng dưới có biểu hiện căng tức rất khó chịu. Tối rất lo lắng, mong bác sĩ hãy tư vấn giúp tôi.
(Minh Thùy, 22 tuổi, Bắc Giang)
Trả lời:
Chào bạn Minh Thùy! Hiện tại, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đã nhận được câu hỏi của bạn trong hộp thư của phòng khám. Đẻ giúp bạn khỏi lo lắng về vấn đề đó, các chuyên gia hậu môn – trực tràng tại phòng khám đã chia sẻ một số thông tin sau.
Đại tiện khó là gì? Triệu chứng bệnh ra sao?
Đại tiện khó là tình trạng phân rất khó đẩy ra ngoài gây đau đớn, sợ hãi, khó đi đại tiện. Đại tiện khó có thể gặp ở mọi độ tuổi, kể cả người già và trẻ nhỏ.
Để nhận biết mình có bị đại tiện khó hay không, người bệnh có thể dựa vào các dấu hiệu bệnh như sau:
- Khó đẩy phân ra ngoài dù phân không bị khô cứng.
- Số lần đi đại tiện không hề bị giảm đi.
- Khi đi đại tiện có cảm giác đau rát ở hậu môn, nhiều trường hợp có kèm theo máu.
- Cảm giác hậu môn căng tức, căng chướng bụng dưới…
Các biến chứng đại tiện khó
Các chuyên gia hậu môn – trực tràng cho biết, đại tiện khó sẽ không gây ra nguy hiểm ngay lập tức, nhưng nếu không được khắc phục sớm co thể dẫn tới các biến chứng đại tiện khó nguy hiểm như:
- Gây ra các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường… do đại tiện khó làm phân tích tụ lâu trong cơ thể, khiến các chất độc có điều kiện thấm vào cơ thể, sinh ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
- Gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm ở vùng hậu môn – trực tràng như: Bệnh trĩ, nhiễm trùng, nứt kẽ hậu môn… do người bệnh thường xuyên rặn mạnh khi đi đại tiện. Đồng thời, việc rặn mạnh, rặn lâu sẽ khiến cho hậu môn bị trầy xước, niêm mạc bị tổn thương, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.
- Đại tiện khó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh vì họ luôn cảm thấy căng thẳng, nhiều lo lắng, sợ hãi, mất tập trung vào công việc, làm giảm chất lượng công việc…
Nên làm gì khi bị đại tiện khó
Để tránh được những phiền toái mà đại tiện khó gây ra, mọi người hãy tạo cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt lành mạnh như:
- Ăn nhiều rau xanh, các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai sọ, khoai lang, rau đay, rau mồng tơi hay các loại hoa quả tươi.
- Mỗi ngày nên cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, nên uống đủ 2 lít nước để tăng nhu động ruột, tránh hiện tượng táo bón.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, các loại nước có chứa các chất kích thích có hại cho sức khỏe như: Bia rượu…
- Thường xuyên đi lại, vận động bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
- Đi đại tiện đúng cách, tuyệt đối không được nhịn đi đại tiện.
- Nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, nhất là buổi sáng sau khi thức dậy.
>>Xem thêm: Một số mẹo điều trị đại tiện khó tại nhà
Hy vọng những thông tin về biến chứng đại tiện khó mà các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ ở trên giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về bệnh hãy gọi ngay đến số điện thoại 0243.9656.999 để được các chuyên gia hậu môn – trực tràng tư vấn chi tiết.