Bé kêu đau hậu môn phải làm sao?

Điểm trung bình: 4.8/5
Bài viết có ích: 796 lượt bình chọn

Chào bác sĩ! Bé nhà em năm nay 6 tuổi, dạo gần đây bé kêu đau hậu môn khiến em rất lo lắng. Kiểm tra hậu môn của bé thì thấy sưng thấy, nóng đỏ, em không biết phải làm sao. Mong bác sĩ hãy tư vấn giúp em.

(Đức Trọng, 31 tuổi, Hà Nam)

Trả lời:

Chào bạn Đức Trọng! Hiện tại, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đã nhận được câu hỏi trong hộp thư hỏi đáp. Các chuyên gia hậu môn – trực tràng của phòng khám chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.

Nguyên nhân gây đau hậu môn cho bé

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến bé kêu đau hậu môn mà nhiều phụ huynh không hề biết. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau hậu môn ở trẻ nhỏ:

Bé bị nhiễm giun kim

  • Vệ sinh không đúng cách: Làn da của bé còn rất mỏng, nhạy cảm, nếu bố mẹ không vệ sinh hậu môn sạch sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm, ngứa ngáy hậu môn.
  • Đóng bỉm quá lâu cho trẻ: Bỉm tã của trẻ nếu để lâu sẽ gây bí bách, ẩm ướt, hăm, gây ngứa ngáy, khó chịu,
  • Trẻ bị nhiễm giun kim: Giun kim thường sống trong đường ruột của trẻ nhỏ và cả người lớn, mỗi khi trẻ bị ngứa phía trong ống hậu môn thì có nghĩa là giun kim đang di chuyển ra hậu môn để đẻ trứng.
  • Vùng da hậu môn bị khô: Rất nhiều loại sữa tắm và dung dịch vệ sinh có thành phần của chất tẩy rất cao thế nên nếu như không cẩn thận lựa chọn thì mẹ sẽ mắc sai lầm khiến cho làn da của bé bị khô ngứa. Ngoài ra, nhiều người thường dùng khăn ướt để vệ sinh sau khi bé đi vệ sinh nặng cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa nếu như giấy không đảm bảo chất lượng.
  • Bé mắc các bệnh lý ở hậu môn – trực tràng: Nếu bé mắc các bệnh lý như trĩ, nứt kẽ hậu môn thì trẻ sẽ bị ngứa rát, sưng đau hậu môn, quấy khóc nhiều.

 

Bé kêu đau hậu môn phải làm sao?

Theo các chuyên gia hậu môn – trực tràng cho biết: Khi bé kêu đau hậu môn, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, dựa vào bệnh án và sức khỏe của mỗi người mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên thực hiện thay đổi thói quen sinh hoạt để bệnh không có điều kiện phát triển nặng như:

Hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn nhanh

  • Hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn nhanh, bim bim, các thực phẩm cay nóng và các đồ uống có ga (Rượu, bia nước ngọt có ga…) để tránh hiện tượng táo bón, táo bón ra máu.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Cha mẹ có thể pha một chút muối vào nước để vệ sinh hậu môn cho trẻ.
  • Khi thay đổi sữa hay thức ăn dặm của trẻ thì nên thay đổi dần để trẻ thích nghi.
  • Không cho trẻ ngồi bô quá lâu để tránh gây áp lực cho hậu môn.
  • Khi ăn phải ngồi một chỗ, không để trẻ chạy nhảy khi ăn.
  • Tập cho trẻ đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày.
  • Cho trẻ tập các bài vận động nhẹ nhàng.

Hy vọng những thông tin về “bé kêu đau hậu môn phải làm sao?” mà các chuyên gia hậu môn – trực tràng chia sẻ ở trên sẽ giúp cho cha mẹ chữa trị bệnh cho con nhanh nhất, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về bệnh xin liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0243.9656.999,  các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn.

Bài viết được tham khảo bới website : bacsiphukhoa.webflow.io