Trẻ sơ sinh bị áp xe hậu môn là vấn đề gây đau đầu cho nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Trẻ em trong những năm tháng đầu đời rất dễ mắc một số bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng, đặc biệt là bệnh apxe hậu môn. Vậy, trẻ sơ sinh bị áp xe hậu môn điều trị như thế nào? Bài viết sau đây, các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin cần thiết về vấn đề này.
Biểu hiện apxe hậu môn ở trẻ sơ sinh
Những biểu hiện trẻ sơ sinh bị áp xe hậu môn có thể quan sát được bằng mắt thường, cha mẹ nên chú ý để kịp thời phát hiện ra bệnh:
- Xuất hiện mụn nhọt ở hậu môn: Những mụn nhọt này ban đầu rất nhỏ, bề mặt hơi nhẵn, sưng đỏ, ấn vào thấy cứng và hơi nóng đầu ngón tay, dần dần sẽ có hiện tượng tích chứa mủ, mủ to lên và lan rộng ra vùng xung quanh hậu môn.
- Hậu môn trẻ bị đỏ: Nếu quan sát thấy trẻ bị đỏ hậu môn thì cũng có thể là dấu hiệu trẻ đã mắc apxe hậu môn. Hiện tượng này xuất hiện ở vùng da xung quanh lỗ hậu môn, khe hậu môn.
- Trẻ sốt cao: Bé có tình trạng sốt toàn thân, cơn sốt có thể lên tới 39- 40 độ, trẻ quấy khóc, bỏ bú mẹ, khò khè khó thở và nôn ói.
- Són phân: Xuất hiện hiện tượng đại tiện không tự chủ, trẻ són phân 8-15 lần trong ngày, có thể xuất hiện dịch nhầy.
Bệnh apxe hậu môn ở trẻ sơ sinh nếu như không được điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và khó điều trị như: rò hậu môn, viêm loét rộng vùng hậu môn và tầng sinh môn, bội nhiễm ngược vào trực tràng và làm suy kiệt sức khỏe của trẻ.
Cách điều trị trẻ sơ sinh bị áp xe hậu môn
Cha mẹ nếu phát hiện thấy những hiện tượng bất thường ở vùng da xung quanh hậu môn của trẻ thì nên đưa trẻ đến những bệnh viện nhi khoa hoặc cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để khắc phục tình trạng này. Vùng da trẻ em rất nhạy cảm nên bệnh sẽ phát triển nhanh chóng nếu không có biện pháp điều trị sớm.
Với tình trạng trẻ sơ sinh bị áp xe hậu môn, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà mà phải nhờ đến sự can thiệp của các chuyên gia y tế để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Trong trường hợp trẻ bị áp xe hậu môn nặng hoặc biến chứng thành rò hậu môn thì buộc phải dùng đến phương pháp mổ cắt mở đường rò. Chính vì vậy, để việc điều trị được thuận lợi, cha mẹ nên đưa con em mình đi thăm khám sớm để tránh bệnh chuyển biến nặng hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên:
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho bé, nhất là sau khi đi đại tiện.
- Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thường xuyên thay quần áo để tránh viêm nhiễm.
- Đối với trẻ sớ sinh bú mẹ hoàn toàn thì người mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống của chính bản thân để cải thiện tình trạng bệnh của bé.
Đối với trẻ sơ sinh, để làm tiểu phẫu an toàn và hiệu quả cao nhất, không chỉ yêu cầu tay nghề bác sĩ cao mà cần có thiết bị y tế và phương pháp điều trị tiên tiến nhất. Hiện nay, HCPT có tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng được đánh giá là phương pháp tiên tiến nhất, sử dụng sóng điện cao tần xâm lấn trực tiếp vào vùng áp xe hậu môn, dẫn mủ ra ngoài và làm sạch vùng bị nhiễm trùng, làm khô và khép miệng vết thương nhanh chóng.
>>xem thêm: Áp xe hậu môn có tự khỏi không?
Trên đây là những tư vấn của các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng về vấn đề “Trẻ sơ sinh bị áp xe hậu môn điều trị như thế nào?”. Nếu bạn muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sĩ của chúng tôi, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn chi tiết.