Apxe hậu môn trẻ sơ sinh là bệnh lý nằm ở khu vực hậu môn – trực tràng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Để cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh, các chuyên gia hậu môn – trực tràng đã chia sẻ một số thông tin trong bài viết sau đây.
Tại sao trẻ sơ sinh bị apxe hậu môn?
Apxe hậu môn là một khối sưng, đau và mưng mủ nằm ở vùng quanh hậu môn. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh từ 10 ngày tuổi đến 5 tuổi.
Bệnh apxe hậu môn ở trẻ sơ sinh hình thành do các nguyên nhân như:
- Do bẩm sinh: Bẩm sinh là nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh, do sự nhiễm trùng từ những xoang tuyến bẩm sinh trong hậu môn. Khi các xoang tuyến đó bị viêm nhiễm, nhiễm trùng sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn, ứ đọng phân, tạo ra các ổ apxe hậu môn.
- Do nhiễm trùng: Khi trẻ bị nhiễm trùng nông ở da hậu môn, các vi khuẩn như tụ cầu, vi khuẩn đường ruột gram âm sẽ xâm nhập vào tế bào da hậu môn gây nên bệnh apxe hậu môn ở trẻ. Hầu hết, các loại nhiễm trùng này gây ra các dạng apxe như: Apxe mủ da hậu môn, apxe xoang mông, tuyến bã cạnh apxe, …
Một số biểu hiện của apxe hậu môn trẻ sơ sinh
Nếu trẻ sơ sinh bị apxe hậu môn sẽ xuất hiện các biểu hiện như:
- Hậu môn xuất hiện nhọt, sưng tấy, căng mọng và chảy mủ. Vùng da quanh hậu môn nóng và đỏ hơn những vùng da khác. Trẻ đau nhiều khi đi vệ sinh, ngồi hoặc nằm.
- Trẻ bị sốt 39 - 40 độ, quấy khóc nhiều, lười ăn và nôn mửa.
- Trẻ đi són phân 8 - 15 lần trong ngày.
Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng khuyến cáo: Nếu cha mẹ không phát hiện ra những biểu hiện bệnh sớm và có phương pháp chữa trị đúng cách sẽ khiến trẻ phải chịu những biến chứng nghiêm trọng như: Viêm tấy lan rộng vùng tầng sinh môn, rò hậu môn và bội nhiễm. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi các biểu hiện của trẻ để nhận biết bệnh trong thời gian sớm nhất, tránh để bệnh có điều kiện phát triển nặng, gây ra nhiều khó khăn cho lần chữa trị sau đó.
Bên cạnh đó, để apxe hậu môn trẻ sơ sinh được chữa trị dứt điểm thì cha mẹ cũng nên thực hiện một số lưu ý sau:
- Nếu trẻ đang bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì các bà mẹ nên thay đổi lại chế độ ăn uống, ăn nhiều rau xanh, bổ sung thêm các thực phẩm có tính nhuận tràng để đảm bảo cho trẻ không bị táo bón. Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Nếu trẻ đã ăn dặm và bú sữa ngoài thì không nên thay đổi thực đơn ăn uống một cách đột ngột mà phải để cho trẻ thời gian thích nghi, tránh hiện tượng táo bón.
- Không để trẻ ngồi bô hoặc bệ xí quá lâu.
- Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng cách.
- Khi ăn không nên chạy nhảy quá nhiều mà nên ngồi một chỗ để hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho trẻ, nhất là sau khi đi vệ sinh.
- Thay tả, bỉm cho trẻ thường xuyên để tránh hăm, ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển gây bệnh.
Những thông tin về apxe hậu môn trẻ sơ sinh ở trên hy vọng sẽ giúp cho cha mẹ nhận biết bệnh dễ dàng nhất và cho trẻ đi thăm khám, chữa trị kịp thời. Nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn hoặc muốn đặt lịch thăm khám cho trẻ hãy liên hệ ngay tới số điện thoại 0243.9656.999, các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn.