Có triệu chứng đi ngoài ra máu phải làm sao?

Điểm trung bình: 4.3/5
Bài viết có ích: 679 lượt bình chọn

Triệu chứng đi ngoài ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn – trực tràng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy, khi có triệu chứng đi ngoài ra máu phải làm sao? Bài viết sau đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông tin cần thiết về vấn đề này.

Đi ngoài ra máu là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu không phải là một bệnh lý riêng biệt mà đó chính là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý vùng hậu môn. Cụ thể:

  • Bệnh trĩ: Triệu chứng đi ngoài ra máu là biểu hiện phổ biến của bệnh trĩ. Đây là căn bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh ở hậu môn – trực tràng, thường thấy ở người bị táo bón kinh niên, ngồi hoặc đứng quá lâu, người có chế độ ăn uống không hợp lý...
  • Nứt kẽ hậu môn: Nứt kẽ hậu môn khiến người bệnh đi đại tiện máy đỏ tươi, số lượng máu tăng dần theo mức độ bệnh.
  • Ung thư đại trực tràng: Khi mắc bệnh này, người bệnh sẽ thấy máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân, khi nội soi sẽ thấy bên trong trực tràng có khối u. Thời kì cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, cũng xuất hiện táo bón và tiêu chảy.
  • Polyp trực tràng: Khi đi đại tiện người bệnh sẽ thấy máu đỏ tươi, không đau, máu lẫn theo phân. Polyp hậu môn được hình thành do niêm mạc ống hậu môn trực tràng bị tăng sinh quá mức, tạo thành khối u bên trong hậu môn.
  • Một số bệnh lý khác: Bệnh máu trắng, bệnh đường tiêu hóa, máu không đông, và các bệnh truyền nhiễm ít gặp khác.

Các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng khuyên người bệnh: Khi có triệu chứng đi ngoài ra máu thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh lý đang mắc phải để có phương pháp điều trị kịp thời.

>>xem thêm Triệu chứng đi ngoài ra máu là bệnh gì?

 

Có triệu chứng đi ngoài ra máu phải làm sao?

Khi xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh hậu môn sạch sẽ và quan trọng hơn là nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và chữa trị kịp thời. Cụ thể:

1.  Thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín

Bên cạnh việc chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh sạch sẽ thì điều quan trọng bạn cần làm đó là đến cơ sở y tế uy tín để gặp bác sĩ để thăm khám. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp nào trị bệnh tốt nhất.

  2.  Điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập

  • Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ từ rau, củ, quả tươi vào khẩu phần ăn. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn và không gây táo bón.
  • Uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày và bổ sung thêm nhiều sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, gây nóng trong và thức ăn nhanh.
  • Tập luyện thể dục, thể thao nhẹ nhàng đều đặn hàng ngày như: Đi bộ, yoga, bơi lội...
  • Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một khung giờ cố định, tránh rặn mạnh.

Trên đây là những tư vấn của các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng về vấn đề “Có triệu chứng đi ngoài ra máu phải làm sao?”. Nếu muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sĩ của chúng tôi, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn chi tiết.

Bài viết được tham khảo bới website : bacsiphukhoa.webflow.io