Hiện nay trên thế giới số lượng bệnh nhân mắc nứt kẽ hậu môn ngày càng tăng cao. Nhưng trong cuộc sống nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn thường rất nhiều. Nhưng chúng ta thường chủ quan và bỏ qua không có phương pháp phòng tránh cho nên số lượng bệnh nhân ngày càng tăng.
Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn bạn thường bỏ qua trong cuộc sống
Dưới đây là những nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn trong cuộc sống hằng ngày mà chúng ta cần chú ý để tránh mắc phải căn bệnh này:
- Táo bón kinh niên: Táo bón khiến người bệnh khó đi đại tiện, do phân rắn và cứng nên người bệnh phải dùng nhiều sức rặn để đẩy phân ra ngoài. Việc rặn mạnh gây áp lực cho hậu môn.
- Ăn uống không khoa học: Ăn nhiều thịt, không ăn hoặc ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ nóng, uống không đủ nước sẽ gây ra táo bón.
- Thói quen đại tiện: Các thói quen xấu khi đại tiện như ngồi đại tiện quá lâu, rặn mạnh khi đại tiện, ngồi xổm…sẽ gây áp lực cho hậu môn.
- Vệ sinh không đúng cách: Sau khi đại tiện nếu không vệ sinh sạch sẽ hậu môn, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm.
- Do tính chất công việc: Do công việc phải ngồi lâu hoặc đứng lâu không thay đổi tư thế, máu không lưu thông về các tĩnh mạch gây nứt hậu môn.
- Do nhiễm giun kim: Bệnh thường gặp ở những người có thói quen ăn thực phẩm tươi sống, hoặc ăn phải những thức ăn đã bị ôi thiu, không đảm bảo an toàn
- Do mắc các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng như: Bệnh trĩ, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn… Triệu chứng điển hình của các căn bệnh này thường là đi ngoài ra máu, tiết nhiều dịch nhầy gây ngứa ngáy, viêm loét hậu môn…
- Do bị bệnh tình dục: Quan hệ bằng cửa sau, mắc các bệnh tình dục ở hậu môn (mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, giang mai…) làm vùng hậu môn bị kích ứng gây ngứa hậu môn.
- Dị ứng với thuốc: Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc quá lạm dụng thuốc nhuận tràng cũng gây nên ngứa ngáy ở vùng hậu môn.
Cách phòng tránh nứt kẽ hậu môn cho bạn và người thân
Theo các bác sĩ chuyên khoa về hậu môn - trực tràng để phòng tránh bệnh nứt kẽ hậu môn mọi người nên thực hiện các chế độ sau đây:
- Nên ăn nhiều thực phẩm nhuận tràng, ăn nhiều rau xanh, trái cây, cung cấp đủ chất xơ cho đường tiêu hóa, uống nhiều nước để đi đại tiện dễ dàng, phòng tránh táo bón.
- Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2 đến 2,5 lít.
- Hạn chế uống trà, rượu, cà phê, hút thuốc.
- Không ăn nhiều muối, nhiều đường.
- Khi sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nôn, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa trị viêm loét dạ dày, thuốc hạ huyết áp… phải dùng thêm thuốc nhuận tràng.
- Tập thể dục, đi bộ thường xuyên …để kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.
- Không nhịn đi đại tiện. Duy trì đi đại tiện 1 lần/ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là tạo thành thói quen đi vào buổi sáng hoặc tối.
- Ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.
- Không rặn khi đi đại tiện để tránh các biến chứng như: trĩ, nứt thành hậu môn..
- Tránh stress, căng thẳng, mệt mỏi…
Hy vọng thông tin về nguyên nhân nứt kẽ hậu môn mà các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ ở trên giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về bệnh hãy gọi ngay đến số điện thoại 0243.9656.999 để được các chuyên gia hậu môn – trực tràng tư vấn chi tiết.
Xem thêm: Dấu hiệu nứt kẽ hậu môn thường gặp nhất