Nứt kẽ hậu môn phải làm sao - Bệnh nứt kẽ hậu môn

Điểm trung bình: 4.9/5
Bài viết có ích: 551 lượt bình chọn

Nứt kẽ hậu môn phải làm sao? Đây chính là băn khoăn lo lắng của hầu hết người bệnh khi không biết nên làm thế nào để khắc phục và điều trị bệnh khỏi nhanh chóng. Và cũng chính sự thiếu thông tin trong việc xử lý nứt kẽ hậu môn kịp thời đã khiến nhiều người gặp phải những biến chứng khôn lường ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, ngay bây giờ, bạn hãy bổ sung cho mình những kiến thức về nứt kẽ hậu môn để chủ động xử lý bệnh kịp thời.

nứt kẽ hậu môn phải làm sao

Nứt kẽ hậu môn phải làm sao?

Khi bị nứt kẽ hậu môn, hầu hết người bệnh phải chịu những triệu chứng đau rát, ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Thậm chí là mất máu quá nhiều do tình trạng chảy máu khi đại tiện, từ đó dẫn đến hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, cơ thể suy nhược.

Vậy nứt kẽ hậu môn phải làm sao để mau chóng thoát khỏi những ảnh hưởng này? Các chuyên gia hậu môn trực tràng khuyên bạn nên thực hiện các vấn đề sau:

1. Thăm khám và điều trị

Nếu bạn không phải là người có kiến thức và trình độ y khoa về các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng, bạn không thể tự điều trị nứt kẽ hậu môn. Do đó, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

2. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ

Một trong những nguyên nhân khiến nứt kẽ hậu môn trở nên trầm trọng hơn là vệ sinh hậu môn hậu môn không sạch sẽ, tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển gây nhiễm trùng chảy mủ vết nứt. Do đó, khi bị nứt kẽ hậu môn, một trong những vấn đề bạn cần quan tâm hàng đầu là vệ sinh hậu môn sạch sẽ thường xuyên, nhất là sau khi đại tiện để ngăn ngừa những biến chứng của bệnh và giúp vết thương lành miệng nhanh hơn.

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Táo bón, kiết lị lâu ngày chính là nguyên nhân khiến các tĩnh mạch hậu môn bị chèn ép, căng giãn quá mức dẫn đến nứt, rách hậu môn tạo thành bệnh nứt kẽ hậu môn. Trong khi đó, táo bón, kiết lị chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng không hợp lí gây ra. Vì vậy, bạn cần chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý để giảm nguy cơ bệnh nặng hơn. Cụ thể là:

- Cung cấp cho cơ thể đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.

- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau xanh, hoa quả tươi, khoai lang, khoai tây,... để nhuận tràng, dễ đại tiện.

- Hạn chế đồ cay nóng, có nhiều chất béo, đồ uống có ga, có chất kích thích,...

4. Sinh hoạt lành mạnh

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp kích thích lưu thông máu, nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng táo bón và cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn. Bên cạnh đó, bạn cần tránh lao động quá sức, đứng ngồi quá lâu và loại bỏ những thói quen xấu khi đại tiện như ngồi đại tiện lâu, rặn khi đại tiện,...

Để sớm thoát khỏi nứt kẽ hậu môn, quan trọng nhất vẫn là đi thăm khám và chữa trị sớm. Vì vậy ngay khi thấy mình có dấu hiệu nứt kẽ hậu môn, tốt nhất bạn nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ về vấn đề nứt kẽ hậu môn phải làm sao, cách đặt lịch thăm khám và các vấn đề liên quan đến bệnh, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cồng Đồng để được giải đáp. Số máy tư vấn miễn phí 0243.9656.999

Bài viết được tham khảo bới website : bacsiphukhoa.webflow.io