Bé đau bụng đi ngoài ra máu do đâu?

Điểm trung bình: 4.2/5
Bài viết có ích: 975 lượt bình chọn

Bé đau bụng đi ngoài ra máu thường quấy khóc, biếng ăn, không chịu chơi, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển về sau của trẻ khiến cha mẹ rất lo lắng. Vậy nguyên nhân khiến bé đau bụng mỗi khi đi ngoài là gì? Bạn đọc hỹ theo dõi bài viết sau để có được những thông tin hữu ích nhất cho mình.

Bé đau bụng đi ngoài ra máu do đâu?

Theo các chuyên gia hậu môn – trực tràng cho biết: Tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu ở trẻ là do trẻ còn khá nhỏ, gan còn khá non nớt nên không thể tạo đầy đủ các chất đông huyết với trường hợp bé sinh thiếu tháng. Ngoài ra, bệnh hình thành còn do một số nguyên nhân như:

  • Táo bón: Bé đi đại tiện ra phân khô, cứng làm rách màng hậu môn gây xuất huyết. Bé bị táo bón thường đi cầu ra máu tươi, máu chảy thành từng giọt theo phân.
  • Bệnh lồng ruột: Bé đau bụng dữ dội, đau từng cơn, đi cầu ra máu, nôn ói. Nếu trẻ đang khỏe mạnh mà xuất hiện triệu chứng đó là do bệnh lồng ruột. Vì vậy, cha mẹ cần đưa con đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
  • Bệnh trĩ: Khi bị trĩ, trẻ khó đi đại tiện, hậu môn bị trầy xước gây chảy máu khiến cha mẹ rất dễ nhầm trẻ bị kiết.
  • Bệnh sốt thương hàn: Sốt xuất huyết làm cho trẻ em bị nôn ói, đi đại tiện ra máu. Trong trường hợp này máu có màu đen, hơi xám hoặc đỏ tươi.
  • Chảy máu cam: Có rất nhiều trẻ đi cầu ra phân đen vì bị chảy máu cam chứ không phải do mắc các bệnh lý đường tiêu hóa có vấn đề.
  • Bệnh kiết: Trẻ đi đại tiện khó khăn, đau bụng nhiều, bé phải rặn mạnh mới có thể đẩy phân ra ngoài, đau bụng dưới nhiều khiến cho bé đòi đi cầu những phân không thể ra hoặc ra theo máu.

Bệnh kiết do Amibe là một loại bệnh ở ruột già, giai đoạn đầu phân đỏ tươi, có lẫn mủ do ruột tiết ra. Bệnh thường khiến cho người bệnh bị nóng sốt nhưng không cấp tính. Kiết do Amibe thường ít xảy ra ở trẻ em nhưng có thể trở thành kinh niên khó chữa.

 

Phải làm gì khi bé đau bụng đi ngoài ra máu?

Các bác sĩ hậu môn – trực tràng cho biết: Bé đau bụng đi ngoài ra máu rất nguy hiểm, cho nên cha mẹ phải đặc biệt lưu tâm tới triệu chứng này, khi thấy sự xuất hiện của nó, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm vấn. Tại đây, các bác sĩ sẽ cho bạn biết được mức độ bệnh của trẻ và tư vấn phương pháp điều trị dứt điểm.

Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng bệnh, hỗ trợ tốt quá trình điều trị, cha mẹ nên thực hiện một số lưu ý sau:

  • Nên cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn giàu chất xơ, ăn nhiều rau xanh.
  • Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh, không nhịn khi có nhu cầu đi đại tiện, đi đại tiện đúng giờ. Chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau khi đi đại tiện xong, nên dùng nước muối ấm pha loãng để rửa cho trẻ, hạn chế dùng giấy, vật cứng lau chùi.
  • Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
  • Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn các loại hoa quả như: Đu đủ, chuối, sữa chua.
  • Xoa bụng: Xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột của trẻ hoạt động.
  • Tập cho bé thói quen tự đi lại, không nên bế bé quá lâu khiến bé lười vận động.

Hy vọng những thông tin về “bé đau bụng đi ngoài ra máu do đâu?” mà các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ ở trên giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về bệnh hãy gọi ngay đến số điện thoại 0243.9656.999 để được các chuyên gia hậu môn – trực tràng tư vấn chi tiết.(TR)

Bài viết được tham khảo bới website : bacsiphukhoa.webflow.io