Đi cầu ra máu ở trẻ em nên làm gì?

Điểm trung bình: 4.2/5
Bài viết có ích: 875 lượt bình chọn

Đi cầu ra máu ở trẻ em là triệu chứng thường gặp ở những trẻ nhỏ đang có những vấn đề bất thường tại vùng hậu môn – trực tràng. Số lượng máu chảy ra nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cũng như mức độ bệnh của từng người. Vậy đi cầu ra máu ở trẻ em nên làm gì? Bài viết sau đây, các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin cần thiết về vấn đề này.

Đi cầu ra máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu là hiện tượng trẻ đi đại tiện thấy xuất hiện máu dính trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân. Số lượng máu ban đầu có thể nhỏ giọt, sau đó khi bệnh phát triển nặng hơn máu sẽ chảy ra thành từng giọt hoặc phun thành tia. Đi đại tiện ra máu ở trẻ em không phải là bệnh lý riêng biệt mà đó chính là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn. Cụ thể:

  • Bệnh trĩ: Đi cầu ra máu ở trẻ em chủ yếu là do bệnh trĩ. Khi bị trĩ, tẻ đi đại tiện rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước gây chảy máu, búi trĩ sa ra ngoài.
  • Nứt kẽ hậu môn: Những bé bị bệnh táo bón hay mắc phải bệnh lý này. Khi bị táo bón bé hay phải dùng sức rặn mạnh để đẩy khối phân ra ngoài khiến cho hậu môn bị tổn thương, hình thành vết rách gây chảy máu.
  • Bệnh lồng ruột: Bé đau bụng dữ dội theo từng cơn, đại tiện ra máu nhiều và đờm, kèm theo cảm giác nôn, ói...
  • Polyp hậu môn: Polyp là khối u lồi lành tính xuất hiện ở bên trong ống hậu môn. Đi cầu ra máu ở trẻ em là dấu hiệu duy nhất của bệnh lý này. Trẻ đi đại tiện sẽ bị chảy nhiều máu, không bị táo bón máu cũng chảy.

Khi những bệnh lý này nếu như không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng trẻ nhỏ: Thiếu máu trầm trọng, nhiễm trùng máu, viêm nhiễm hậu môn, sa nghẹt búi trĩ...

 

Đi cầu ra máu ở trẻ em nên làm gì?

Các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng khuyên các bậc phụ huynh, khi thấy con em mình có dấu hiệu đại tiện ra máu thì nên:

  • Nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về nhà tự điều trị cho bé tại nhà, viêc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất xơ cho bé: Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi như: Đu đủ, chuối, cam, nho...
  • Uống nhiều nước: Cha mẹ nên cho bé uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nhất là các loại nước ép trái cây.
  • Tập thói quen đi vệ sinh: Rèn cho bé thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ cố định hàng ngày, chú ý vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho bé.
  • Xoa bụng: Xoa bụng cho bé theo vòng kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột của trẻ, mỗi ngày xoa 3 lần, mỗi lần xoa 10 – 15 phút.

Trên đây là những tư vấn của các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng về vấn đề “Đi cầu ra máu ở trẻ em nên làm gì?”. Nếu muốn đặt lịch hẹn thăm khám trực tiếp với các bác sĩ của chúng tôi, hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số điện thoại 0243.9656.999 để được tư vấn chi tiết.

Bài viết được tham khảo bới website : bacsiphukhoa.webflow.io